TIN TỨC

Khu dân mới kết hợp khu công nghiệp xu hướng tất yếu để phát triển bền vững

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest

Khu dân mới (KDM) kết hợp Khu công nghiệp (KCN) đã và đang là xu hướng phát triển của nhiều nước trên thế giới. Còn tại Việt Nam, khi quy hoạch khu công nghiệp, vấn đề nhà ở cho công nhân, chuyên gia làm việc, phát triển đô thị liên kết chỉ mới được chú trọng trong thời gian gần đây.

Trên thế giới, nhiều quốc gia đã phát triển thành công mô hình KCN kết hợp KĐT như Mỹ, Đức, Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc,…

Tại Việt Nam, xu hướng KCN kết hợp KĐT hay gọi KDM cũng được chú trọng phát triển một vài năm trở lại đây. Một số chủ đầu tư hạ tầng KCN cũng đầu tư đồng bộ KĐT, KDM dịch vụ liền kề KCN, tạo thành tổng thể một KCN, đô thị, dịch vụ, như: KCN đô thị dịch vụ VSIP tại Bình Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Phòng, Quảng Ngãi, Nam Định…

Việc phát triển KCN kết hợp đô thị sẽ góp phần giải quyết được vấn đề về nhà ở công nhân, thiết chế văn hóa đảm bảo cuộc sống của người lao động trong KCN và sau này tiến tới xây dựng môi trường làm việc, sinh sống đẳng cấp với các ngành sản xuất công nghệ cao, hiện đại, gắn với các trung tâm nghiên cứu và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp trong các lĩnh vực đó.

Đặc biệt khi Nghị định 82/2018/NĐ-CP ngày 22/5/2018 của Chính phủ Quy định về quản lý KCN và khu kinh tế ra đời, đã cụ thể hóa và bổ sung thêm nhiều điều kiện cho việc phát triển bất động sản công nghiệp.

Sự thay đổi quan trọng của Nghị định số 82 trên là việc đa dạng hoá các loại hình KCN thành khu đa chức năng. Điều này xuất phát từ thực tế cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và xu hướng thương mại điện tử đang tạo nên nhu cầu phát triển, nhu cầu hạ tầng và công nghệ hiện đại, kết nối xuyên suốt và đồng bộ. Do đó, yêu cầu này đòi hỏi việc phải tạo nên một khái niệm mới cho hệ thống bất động sản công nghiệp với tiêu chuẩn kỹ thuật cao hơn.

Đặc biệt, việc kết hợp này sẽ giải quyết vấn đề nhà ở, công trình văn hóa, thể thao và các tiện ích xã hội khác, đảm bảo cuộc sống của công nhân trong KCN và người dân địa phương, đây là điều kiện tiên quyết để phát triển KCN theo hướng bền vững.

Ngoài ra, Thành công trong việc kiểm soát dịch Covid-19, cộng với nỗ lực cải cách giúp Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn trong mắt nhà đầu tư nước ngoài với số vốn FDI thu hút 19,54 tỷ USD.

Thêm vào đó Việt Nam đang có chỉ số vàng về dân số, giá nhân công, đất, điện rẻ, sẽ thu hút các nhà máy sản xuất đổ dồn về Việt Nam.

Rõ ràng, sự gắn kết giữa KCN và KĐT, KDM hướng tới những ngành nghề xanh tạo nên mô hình mới, đáp ứng được nhu cầu của mọi đối tượng và tạo nên giá trị gia tăng lớn cho xã hội.

Messenger icon
Send message via your Messenger App