Dù khả năng sẽ vẫn có những rung lắc/điều chỉnh nhỏ đan xen, MBKE nhìn nhận đây là các diễn biến bình thường và sẽ ít có khả năng làm thay đổi triển vọng hiện nay của giá.
Trong tuần này, các chuyên gia nhận định có thể vẫn có những rung lắc/điều chỉnh nhưng ít có khả năng làm thay đổi triển vọng hiện nay của giá. Sẽ có hiện tượng dòng tiền đầu cơ ngắn hạn sẽ dịch chuyển từ nhóm midcaps, với nhiều mã, nhóm mã đã có tín hiệu chốt lãi ngắn hạn khá mạnh trong những phiên gần đây sang nhóm ngân hàng, VN30 – khi nhóm tăng trưởng ngắn hạn. Đồng thời cũng tạo đỉnh số mã có dòng tiền, trend_up trong thị trường.
Sẽ có rung lắc nhưng ít có khả năng làm thay đổi triển vọng hiện nay của giá
VN-Index trải qua tuần lễ vừa rồi với một số những rung lắc nhẹ vào giữa tuần. Dù vậy phản ứng của bên mua tại các vùng giá thấp, đặc biệt là ở phiên thứ sáu cho thấy rõ sự chủ động vẫn đang thuộc về nhóm này.
Vẫn duy trì các đánh giá đang có, bà Nguyễn Thị Ngân Tuyền – Giám đốc nghiên cứu Phân tích – Khách hàng cá nhân CTCK Maybank Kim Eng (MBKE) cho rằng, xu hướng hiện tại của chỉ số đang là tăng khi chỉ số trước đó lần lượt trở lại cao hơn cả MA-50 và MA-20. Phản ứng bật tăng khi lùi về gần MA-20 trong tuần qua tiếp tục là một điểm cộng.
Dù khả năng sẽ vẫn có những rung lắc/điều chỉnh nhỏ đan xen, MBKE nhìn nhận đây là các diễn biến bình thường và sẽ ít có khả năng làm thay đổi triển vọng hiện nay của giá.
Kháng cự gần nhất tiếp theo của chỉ số tại 1.375 trong khi kháng cự quan trọng hơn tại 1420 – vùng đỉnh lịch sử trước đó. Vùng hỗ trợ gần nhất của VN-Index tại 1335 – khu vực di chuyển của MA-20.
Thanh khoản tiếp tục tạo điểm cộng cho tuần lễ vừa rồi khi cải thiện thêm hơn 13% trong tuần lễ vừa rồi với cả 5/5 phiên KLGD đều duy trì cao hơn mức trung bình 20 ngày. Dòng tiền tại HSX đang nằm trong pha mở rộng.
Chỉ báo tiếp ở mức mạnh. MACD đang tăng với tốc độ nhanh hơn và đang nằm cao hơn cả mức 0 lẫn đường tín hiệu. Các chỉ báo động lượng cũng tăng thêm và đang hoạt động ở vùng mạnh.
Đánh giá cho tuần này, bà Tuyền bảo lưu nhìn nhận lạc quan dành cho thị trường trong giai đoạn tới. Dù khả năng sẽ vẫn có những rung lắc/điều chỉnh nhỏ đan xen, nhưng đây là các diễn biến bình thường và sẽ ít có khả năng làm thay đổi triển vọng hiện nay của giá.
NĐT vẫn có thể duy trì tỷ trọng cổ phiếu ở mức cao trong bối cảnh hiện nay nhưng cần quan sát chặt các thay đổi trọng yếu về mặt thông tin nếu có, đặc biệt là về vấn đề kiểm soát dịch bệnh hiện nay.
Chú ý thêm vùng 1.341-1.348 cho kịch bản đảo chiều
Tính trong cả tuần, VN-Index tăng thêm 1,16%, đánh dấu tuần tăng điểm thứ 3 liên tiếp của chỉ số này. Với cùng một kịch bản, chỉ số HNX-Index cũng đảo chiều tăng điểm vào cuối ngày, đóng cửa ở mức cao mới tại 336,96 điểm với sự nâng đỡ của VND, SHS, BVS, TNG, LAS… Chỉ số sàn HNX này cũng ghi nhận tuần tăng điểm thử 3 liên tiếp với mức tăng mạnh hơn so với VN-Index, đạt 3,53%.
Ông Vũ Minh Đức, Trưởng phòng Cao cấp, Phòng Nghiên cứu và Phân tích, CTCK Bản Việt (VCSC) dự báo trong phiên giao dịch tới, thị trường sẽ có khả năng tăng điểm trong phiên sáng để VN-Index kiểm định lại kháng cự (yếu) của đường MA5 tại 1358 điểm và cao hơn là kháng cự tại 1370-1375 điểm. Sự rung lắc, giằng co có thể sẽ diễn ra ở vùng giá cao, đặc biệt tại nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn.
Nếu VN-Index có thể đóng cửa trên mốc 1.358 điểm, chỉ số sẽ tiếp tục kiểm định và nhiều khả năng sẽ vượt qua mốc 1375 điểm để mở rộng xu hướng tăng lên vùng kháng cự đỉnh cũ quanh 1400 điểm.
Nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ nhiều khả năng sẽ tiếp tục tận dụng nhịp tăng này để tăng giá. Ở chiều ngược lại, các hỗ trợ MA10 tại 1348 điểm hay MA50 tại 1341 điểm vẫn sẽ là điểm cần theo dõi cho kịch bản đảo chiều.
Có thể dòng tiền chốt lãi ngắn hạn dịch chuyển sang nhóm ngân hàng
Khối lượng giao dịch của thị trường đã duy trì trở lại trên mức trung bình 620-630 triệu cổ phiếu với VNINDEX trong tuần qua. Chỉ số vẫn duy trì xu hướng tăng trưởng ngắn hạn với vùng giá hỗ trợ trung bình 1340-1345, hỗ trợ gần nhất 1350-1355. VN30 xu hướng tích lũy với vùng giá trung bình 1470+-.
Ngắn hạn VN30 đang hình thành trend_line tích lũy điều chỉnh trung hạn nối 02 đỉnh thấp dần là đỉnh 1560-1565 cao nhất tháng 07/2021 và đỉnh 1507-1509 ngày 10,11/08/2021. Kháng cự của trend_line này cũng và cũng là kháng cự của trend tăng ngắn từ đáy ngày 20/07/2021 là vùng 1500-1505.
Ảnh hưởng lớn nhất đến điểm số của thị trường là VN30 chiếm 56% vốn hóa và trong đó là nhóm ngân hàng. Tòan bộ nhóm ngân hàng trong VN30 ngoại trừ TPB đều có xu hướng tích lũy ngắn hạn để chờ chiết khấu lợi nhuận quí II/2021 cũng như dự kiến tình hình kinh doanh của Quí III/2021 khi 2/3 thời gian quí III/2021 đang đến.
Giữ nhịp và ảnh hưởng tâm lý tích cực của VN30 là các mã như HPG, GVR, MSN, VHM, KDH đang tăng trưởng.
Như vậy, ông Phan Tấn Nhật, trưởng nhóm Phân tích CTCK SHS chi nhánh Hồ Chí Minh dự kiến trong tuần tiếp theo, VN30 sẽ phục hồi kiểm tra lại vùng kháng cự trend_line 1500-1505 và ảnh hướng chính là nhóm ngân hàng. Còn VNINDEX tăng kiểm tra lại 1370-1375.
Nhóm ngân hàng tăng trưởng, hay một trong số các mã như MBB cho tín hiệu tăng trưởng trở lại. Thì dự kiến VN30 sẽ vượt được vùng kháng cự mạnh để quay trở lại xu hướng tăng trưởng ngắn hạn với biên lợi nhuận trung bình thấp.
Sẽ có hiện tượng dòng tiền đầu cơ ngắn hạn sẽ dịch chuyển từ nhóm midcaps, với nhiều mã, nhóm mã đã có tín hiệu chốt lãi ngắn hạn khá mạnh trong những phiên gần đây sang nhóm ngân hàng, VN30 – khi nhóm tăng trưởng ngắn hạn. Đồng thời cũng tạo đỉnh số mã có dòng tiền, trend_up trong thị trường.
Lực cầu bắt đáy ngắn hạn ở vùng hỗ trợ tốt đối với nhóm mã vẫn đang tăng trưởng mạnh nóng như phân bón, cảng, bất động sản, đầu tư công …Nhà đầu tư có thể xem xét thêm ở nhóm ngành hưởng lợi từ đầu tư công, xuất khẩu…(VHC, HT1…)
Tuy nhiên số lượng mã có vùng mua trong toàn thị trường giảm giảm nhẹ, số mã bán tăng. Thể hiện tín hiệu cơ cấu danh mục ngắn hạn. Vì vậy tiếp tục xem xét chốt lãi ngắn hạn, cơ cấu danh mục các mã yếu kém, các vị thế mua gần nhất có rủi ro thua lỗ.
Nguồn Cafef.vn